• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ấn phẩm
  • Thư viện
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Mail
  • Sitemap
  • TIN TỨC
  • NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
  • QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
  • ĐỐI THOẠI PCTN
  • ĐỀ TÀI KHOA HỌC
  • DỰ THẢO
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • ENGLISH
Muốn kiểm soát quyền lực Nhà nước, cần bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân Hội thảo trực tuyến “Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về hoạt động thanh tra chuyên ngành” Lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Việt Nam năm 2021 Hội thảo đề tài khoa học cấp bộ: “Kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay” Dự thảo Luật thanh tra (Sửa đổi): Phải thể chế hóa quy định của Hiến pháp 2013, kiểm soát quyền lực Nhà nước, thực hiện các quyền công dân Thanh tra Chính phủ họp giao ban Quý I năm 2022
 
Hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ: “Kiểm soát nội bộ doanh nghiệp nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng”    
Cập nhật: 30/12/2021 03:54
Xem lịch sử tin bài

Ngày 29.12.2021, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ: “Kiểm soát nội bộ doanh nghiệp nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng”. Đề tài do TS. Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra làm chủ nhiệm. TS. Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch hội đồng, chủ trì hội nghị.

Hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ: “Kiểm soát nội bộ doanh nghiệp nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng”

Theo TS. Phạm Thị Huệ, trong nền kinh tế  hiện nay của Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vừa là chủ thể tham gia kinh doanh, là lực lượng trực tiếp tạo cơ sở vật chất cho xã hội, vừa là lực lượng nòng cốt để Nhà nước dẫn dắt mở đường cho các thành phần kinh tế cùng phát triển. Mặc dù có những đống góp tích cực cho nền kinh tế, chính trị, tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của DNNN còn có nhiều hạn chế. Đặc biệt, tham nhũng đã tập trung ở các ngành, lĩnh vực trọng điểm như xây dựng, ngân hàng, tài chính, xuất nhập khẩu, giao thông vận tải… Thực tế, tình trạng đưa, nhận hối lộ, móc nối giữa doanh nghiệp với cán bộ có chức có quyền đề giành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp “sân sau” vẫn là những vấn đề nóng, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của môi trường đầu tư, kinh doanh, gây bức xúc dư luận xã hội.

 

Phòng, chống tham nhũng trong DNNN đã trở thành vấn đề cần thiết đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân nói riêng và ổn định  xã  hội nói chung. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập. Trong đó, đẩy mạnh thực hiện kiểm soát nội bộ, đề cao vai trò, trách nhiệm PCTN trong khu vực này.

 

Với mục tiêu nghiên cứu là đề xuất những giải pháp, kiến nghị, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực tiễn kiểm soát nội bộ DNNN nhằm nâng cao hiệu quả PCTN. Đề tài triển khai 03 nội dung: (1) Những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ doanh nghiệp nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng; (2) Thực trạng kiểm soát nội bộ doanh nghiệp nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng; (3) Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ doanh nghiệp nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng.

 

 

Trong phần nhận xét của Hội đồng, TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT, Ủy viên phản biện 2 Hội đồng, nội dung nghiên cứu  bám sát mục tiêu và nhiệm vụ theo thuyết minh được phê duyệt. Đề tài đã luận giải những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước; Đề tài đã đánh giá một số nét cơ bản về kiểm soát nội bộ trong DNNN như khái quát tình hình, cơ sở chính trị, pháp luật, thực trạng thực hiện kiểm soát nội bộ trong DNNN; đã đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ trong DNNN nhằm PCTN, phân tích và đưa ra được quan điểm, giải pháp nhằm thiết lập kiểm soát nội bộ. 

 

Tuy nhiên, Đề tài cần hoàn thiện thêm một số nội dung: Nên thể hiện các thuật ngữ đơn giản hơn để phân tích một số vấn đề cho theo dõi, dễ hiểu; Đề tài cần phân tích làm rõ được kiểm soát nội bộ là kiểm soát cái gì? Kiểm soát bằng phương thức nào đối với mỗi nội dung chịu sự kiểm soát.

 

TS. Tăng Thị Thiệm, Vụ kế hoạch - Tổng hợp, Thanh tra Chính phủ, Ủy viên Hội đồng nghiệm thu cho rằng, đề tài đã nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ DNNN nhằm PCTN, nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tố về thiết lập và thực hiện kiểm soát nội bộ doanh nghiệp nhằm PCTN tại Việt Nam; đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ DNNN nhằm PCTN. Tuy nhiên, đề tài cần chú trọng đánh giá vai trò của hệ thống kế toán và kiểm toán nội bộ trong việc PCTN. Đề tài cần bổ sung nguyên nhân của việc kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả trong DNNN thời gian qua. Về giải pháp, cần bổ sung các giải pháp để nâng cao trình độ, năng lực và đạo đức của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

 

TS. Nguyễn Thị Thu Nga, Nghiên cứu viên chính, Viện CL&KHTT, Ủy viên thư ký Hội đồng nghiệm thu cho rằng Đề tài có tính cấp thiết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Đề tài đã làm rõ được các câu hỏi nghiên cứu cơ bản về lý luận, thực trạng, giải pháp. Tuy nhiên, tại Chương 1 cơ cấu các mục chưa phù hợp, một số tiêu đề mục lớn chưa phù hợp với tiêu đề mục nhỏ; Chương 2 mục 2.3 đề tài đánh giá 3 nội dung nhưng tại Chương 1 mục 1.2.2 đề tài phân tích hệ thông kiểm soát nội bộ có 5 thành phần nên cần cơ cấu lại cho phù hợp, logic.

Trên cơ sở các ý kiến đánh giá của Hội đồng nghiệm thu, kết luận tại buổi nghiệm thu, TS. Đinh Văn Minh. Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao sản phẩm nghiên cứu của Đề tài, Đề tài có một số nội dung hay, thiết thực. Các vấn đề  nêu ra được tiếp cận, phân tích, lý giải khá cặn kẽ và chứng minh cụ thể. Đề tài  đã đưa những vụ việc cụ thể khi phân tích và chứng minh cho những nhận định, đánh giá. Tuy nhiên, Ban chủ nhiệm cần sửa đổi một số nội dung sau: Một số nội dung còn chưa hợp lý cần sắp xếp lại; khái niệm “kiểm soát nội bộ” chưa thực sự rõ ràng trong một số nội dung nghiên cứu.

 

Kết thúc Hội nghị, Chủ tịch Hội đồng đề nghị Chủ nhiệm Đề tài tiếp thu các ý kiến góp ý của Hội đồng và hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, Hội đồng thống nhất nghiệm thu Đề tài với kết quả đạt loại Xuất sắc./.
 

Tin và ảnh: Hữu Thắng

Về trang trước Bản in Gửi email Lên đầu trang

Các tin đã đọc
Muốn kiểm soát quyền lực Nhà nước, cần bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân - (16/05/2022 02:34) Hội thảo trực tuyến “Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về hoạt động thanh tra chuyên ngành” - (28/04/2022 10:15) Lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Việt Nam năm 2021 - (28/04/2022 08:34) Hội thảo đề tài khoa học cấp bộ: “Kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay” - (22/04/2022 08:40) Dự thảo Luật thanh tra (Sửa đổi): Phải thể chế hóa quy định của Hiến pháp 2013, kiểm soát quyền lực Nhà nước, thực hiện các quyền công dân - (19/04/2022 08:22) Thanh tra Chính phủ họp giao ban Quý I năm 2022 - (09/04/2022 09:45) Toạ đàm khoa học “Hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý đề tài khoa học của Thanh tra Chính phủ” - (08/04/2022 10:50) Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra bảo vệ thành công dự toán tài chính đề tài cấp tỉnh tại Sơn La - (31/03/2022 03:51) Hội thảo góp ý Luật Thanh tra ( Sửa đổi) - (31/03/2022 02:58) Hội nghị thẩm định, nghiệm thu tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra - (16/02/2022 09:15) Thông báo về việc đề xuất đề tài khoa học năm 2023 - (25/01/2022 11:10)
  • Trang chủ
  • Sitemap
  • Liên hệ
  • Trợ giúp

Lên đầu trang

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ KHOA HỌC THANH TRA
Giấy phép số: 149/GP-TTĐT, cấp ngày 13/08/2019
Người chịu trách nhiệm: TS. Nguyễn Quốc Văn - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra
Địa chỉ: 17 Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội;
Điện thoại: 024.37470457; Fax: 024.37470458
Tổng số lượt truy cập

2982788

Membership Thành viên:
Latest New User Latest: nguyen sigiao
Hôm nay Hôm nay: 0
Hôm qua Hôm qua: 0
User Count Overall: 6
People Online People Online:
Online Online: 22
Members Thành viên: 0
Tổng cộng Tổng số: 22
Tổng cộng
Online Now Online: