• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ấn phẩm
  • Thư viện
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Mail
  • Sitemap
  • TIN TỨC
  • NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
  • QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
  • ĐỐI THOẠI PCTN
  • ĐỀ TÀI KHOA HỌC
  • DỰ THẢO
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • ENGLISH
Hội thảo đề tài “Phối hợp giữa Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong hoạt động thanh tra” Hội thảo triển khai đề tài cấp cơ sở “Tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền cấp xã - Thực trạng và giải pháp” Họp Hội đồng khoa học Thanh tra Chính phủ quý II năm 2022 Hội thảo đề tài khoa học cấp bộ: “Kiểm soát quyền lực trong giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính” Hội thảo đề tài “Chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ - Thực trạng và giải pháp” Hội thảo triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở: “Bảo đảm thực hiện quyền của đối tượng thanh tra”
 
Hội thảo đề tài “Chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ - Thực trạng và giải pháp”    
Cập nhật: 03/06/2022 11:18
Xem lịch sử tin bài

Ngày 02/6/2022, tại Trụ sở Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (Viện CL&KHTT), Ban Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp cơ sở “Chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ - Thực trạng và giải pháp” (Đề tài) tổ chức hội thảo hoàn thiện đề cương nghiên cứu đề tài (Hội thảo). Tham dự Hội thảo có toàn thể công chức, viên chức Viện CL&KHTT. Đ/c Nguyễn Hữu Thắng - Phòng Quản lý Khoa học và Thông tin -Thư viện, Viện CL&KHTT - Chủ nhiệm đề tài chủ trì Hội thảo.

Hội thảo đề tài “Chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ - Thực trạng và giải pháp”

Theo Đ/c Nguyễn Hữu Thắng, việc cải thiện chỉ số cải cách hành chính sẽ giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đạt hiệu quả tốt hơn; nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, góp phần phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; xây dựng hình ảnh của cơ quan Thanh tra Chính phủ với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, người dân. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện cải cách hành chính, nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo triển khai công tác cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách hành chính công; hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành công việc… Mặc dù vậy, chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ chưa được cải thiện. Theo kết quả công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2020, Thanh tra Chính phủ vẫn thuộc vào nhóm các bộ có điểm số thấp, so với năm 2019 có một số giá trị của chỉ số cải cách hành chính theo từng lĩnh vực còn bị giảm điểm như cải cách thể chế, cải cách tài chính công, hiện đại hóa hành chính… 

 

Đề tài hướng tới mục tiêu khái quát thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ. Theo dự kiến, Đề tài nghiên cứu một số nội dung chính như sau: i) Cơ sở lý luận về chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ; ii) Thực trạng chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ; iii) Giải pháp cải thiện chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ.

 

 

Góp ý hoàn thiện đề cương nghiên cứu, TS. Cung Phi Hùng - Phó Viện trưởng, Viện CL&KHTT cho rằng, Đề tài cần khoanh lại phạm vi nghiên cứu về thời gian từ năm 2016 đến nay. Về mục tiêu nghiên cứu, Đề tài tập trung vào mục tiêu chính là đề xuất giải pháp cải cách hành chính và hoàn thiện bộ chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ. Để giải quyết mục tiêu này, tại Chương I Đề tài cần làm rõ các khái niệm cơ bản như cải cách hành chính, bộ chỉ số cải cách hành chính…; bổ sung thêm số liệu thống kê kết quả cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ từ năm 2016 đến năm 2021 để làm cơ sở đánh giá thực trạng cải cách hành chính. Chương II, phần thực trạng quy định pháp luật, Đề tài tập trung vào Nghị quyết 30c/NQ-CP, Nghị Quyết 76/NQ-CP của Chính phủ và có sự so sánh các nội dung về cải cách hành chính trong hai Nghị quyết này; đánh giá thực trạng kết quả cải cách hành chính từ 2016 đến 2021, từ đó, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để làm căn cứ đề xuất giải pháp ở phần sau. Chương III, tập trung vào việc đề xuất các giải pháp cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ và hoàn thiện bộ chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ.

 

Theo TS. Nguyễn Quốc Văn - Viện trưởng Viện CL&KHTT, xuyên suốt đề tài, cần có đánh giá nội dung cải cách hành chính và chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ. Chương I, thay vì đề tiêu đề “Cơ sở lý luận về chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ” thì nên đổi thành “Một số vấn đề chung về chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ”; phần này cần làm rõ các khái niệm có liên quan đến cải cách hành chính; bản chất, đặc điểm; những yếu tố ảnh hưởng; những yêu cầu khách quan cần phải cải cách chỉ số cải cách hành chính; kinh nghiệm của một số bộ ngành trong cải thiện chỉ số cải cách hành chính. Chương II, có thể sung phụ lục kết quả cải cách hành chính của các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, và giữa Thanh tra Chính phủ với các bộ ngành khác, từ đó, đưa ra các đánh giá những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế về vấn đề này. Chương III, đề cập đến mục tiêu cải cách hành chính và giải pháp cải thiện chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ.

 

ThS. Lê Đức Trung, Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Viện CL&KHTT cho rằng, Đề tài cần luận rõ thêm bản chất và nội dung cải cách hành chính, từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân để làm căn cứ đưa ra giải pháp cải thiện chỉ số cải cách hành chính ở Chương III.

 

Theo ThS. Lê Văn Đức, Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Viện CL&KHTT, trong các nội dung nghiên cứu, đề tài cần nghiên cứu cả hai nội dung là cải cách hành chính và chỉ số cải cách hành chính. Chương I, Đề tài cần bổ sung các nội dung cải cách hành chính. Chương II, việc đánh giá thực trạng cần đánh giá theo nội dung cải cách hành chính và bám sát vào Nghị quyết 30c, thay vì  tập trung đánh giá kết quả của các đơn vị Cục, Vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ…

Đồng ý với quan điểm về việc đổi tên Chương I theo ý kiến góp ý của TS. Nguyễn Quốc Văn như đã nêu trên, TS. Tạ Thu Thủy - Phó trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác phát triển, Viện CL&KHTT nhấn mạnh thêm rằng, Chương I, Đề tài cần nêu tác động của chỉ số cải cách hành chính với trong công tác chỉ đạo, điều hành của Thanh tra Chính phủ; tập trung nghiên cứu các nội dung của chỉ số cải cách hành chính; phân tích các yếu tố ảnh hưởng; công tác tổ chức phối hợp giữa các Cục, vụ, đơn vị; công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá chỉ số cải cách hành chính. Chương II, đánh giá thực trạng quy định và thực tiễn áp dụng chỉ số cải cách hành chính, cần lựa chọn những vấn đề trọng tâm để đánh giá cho phù hợp với phạm vi đề tài cơ sở, theo đó, có thể tập trung vào các chỉ số có kết quả thấp, để từ đó đưa ra những đánh giá cải thiện chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ.

 

TS Nguyễn Thị Thu Nga - Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác phát triển cho rằng, Đề tài nên tập trung vào nội dung chỉ số cải cách hành chính nhiều hơn là nội dung cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ; cần cụ thể hóa tiêu chí thành phần của chỉ số cải cách hành chính, qua đó, có cách đánh giá toàn diện về kết quả và tồn tại, hạn chế của chỉ số cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ.

 

Kết thúc Hội thảo, Chủ nhiệm đề tài phát biểu cảm ơn và tiếp thu ý kiến của các đại biểu tham dự để hoàn thiện đề cương và nghiên cứu đề tài trong thời gian tới./.

 

Tin: Thanh Minh
Ảnh: Hữu Thắng

Về trang trước Bản in Gửi email Lên đầu trang

Các tin đã đọc
Hội thảo đề tài “Phối hợp giữa Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong hoạt động thanh tra” - (24/06/2022 09:58) Hội thảo triển khai đề tài cấp cơ sở “Tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền cấp xã - Thực trạng và giải pháp” - (24/06/2022 09:53) Họp Hội đồng khoa học Thanh tra Chính phủ quý II năm 2022 - (15/06/2022 09:10) Hội thảo đề tài khoa học cấp bộ: “Kiểm soát quyền lực trong giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính” - (03/06/2022 11:20) Hội thảo triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở: “Bảo đảm thực hiện quyền của đối tượng thanh tra” - (03/06/2022 11:03) Hội thảo đề tài khoa học cấp cơ sở: “Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu của Trường Cán bộ thanh tra - Thực trạng và giải pháp” - (01/06/2022 02:41) Hội thảo triển khai nghiên cứu Đề tài khoa học cấp bộ: “Phòng ngừa, xử lý rủi ro trong hoạt động thanh tra” - (27/05/2022 11:45) Hội thảo đề tài “Vai trò của chính phủ điện tử trong phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam” - (27/05/2022 11:40) Họp phê duyệt đề cương nghiên cứu chuyên đề độc lập năm 2022 - (26/05/2022 04:01) Hội thảo triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở: “Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ - Thực trạng và giải pháp” - (22/05/2022 09:50)
  • Trang chủ
  • Sitemap
  • Liên hệ
  • Trợ giúp

Lên đầu trang

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ KHOA HỌC THANH TRA
Giấy phép số: 149/GP-TTĐT, cấp ngày 13/08/2019
Người chịu trách nhiệm: TS. Nguyễn Quốc Văn - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra
Địa chỉ: 17 Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội;
Điện thoại: 024.37470457; Fax: 024.37470458
Tổng số lượt truy cập

2982788

Membership Thành viên:
Latest New User Latest: nguyen sigiao
Hôm nay Hôm nay: 0
Hôm qua Hôm qua: 0
User Count Overall: 6
People Online People Online:
Online Online: 22
Members Thành viên: 0
Tổng cộng Tổng số: 22
Tổng cộng
Online Now Online: