• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ấn phẩm
  • Thư viện
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Mail
  • Sitemap
  • TIN TỨC
  • NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
  • QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
  • ĐỐI THOẠI PCTN
  • ĐỀ TÀI KHOA HỌC
  • DỰ THẢO
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • ENGLISH
Hội nghị Đại biểu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Thanh tra Chính phủ Họp Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ Ngành Thanh tra tổ chức hội nghị tổng kết năm 2022 Nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ “Kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra” Nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ “Quản trị tốt nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” Họp nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ năm 2021 - 2022: “Điều kiện bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn”
 
Hội thảo đề tài khoa học “Giám định trong hoạt động thanh tra”    
Cập nhật: 12/11/2022 09:55
Xem lịch sử tin bài

Ngày 11/11/2022, tại Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (Viện CL&KHTT), Ban Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp bộ năm 2021 - 2022 “Giám định trong hoạt động thanh tra” tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về các nội dung nghiên cứu đề tài (Hội thảo). Tham dự Hội thảo có toàn thể viên chức Viện CL&KHTT. ThS. Lê Đức Trung, Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Viện CLKHTT chủ nhiệm đề tài chủ trì Hội thảo.

Hội thảo đề tài khoa học “Giám định trong hoạt động thanh tra”

Theo Chủ nhiệm đề tài, giám định là hoạt động chuyên môn do chuyên gia hay một tổ chức thực hiện, nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ việc hay vụ án có tính chất phức tạp, kéo dài. Cơ quan, người có thẩm quyền có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm thu thập chứng cứ và một trong các biện pháp đó là trưng cầu giám định. Luật Thanh tra hiện hành quy định người ra quyết định thanh tra có quyền trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra, nhưng pháp luật về thanh tra lại chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các bên trưng cầu và thực hiện giám định, cũng như xác định tổ chức, cá nhân nào thực hiện giám định… Việc trưng cầu giám định làm cơ sở cho đánh giá, xử lý các vi phạm pháp luật phát hiện trong hoạt động thanh tra hiện nay còn nhiều tồn tại, vướng mắc, cụ thể: Chưa làm rõ về căn cứ giám định, chủ thể giám định, trách nhiệm của các bên giám định; chưa làm rõ về trình tự, thủ tục, thời hạn giám định, gia hạn giám định, vấn đề giám định lại, giám định nhiều lần trong một vụ việc; chưa làm rõ xung đột về kết quả/kết luận giám định và xung đột về đánh giá kết luận giám định giữa các cơ quan thanh tra, giữa các cơ quan thanh tra với cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tố tụng, giữa các cơ quan giám định; chưa làm rõ giá trị pháp lý của kết luận giám định… Đây là vấn đề đặt ra và cần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thực hiện.

 

Để đạt mục tiêu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực tiễn công tác giám định trong hoạt động thanh tra, Đề tài nghiên cứu một số nội dung chính như sau: i) Một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến giám định trong hoạt động thanh tra; ii) Thực trạng giám định trong hoạt động thanh tra; iii) Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giám định trong hoạt động thanh tra.

 

 

Tại Hội thảo, Ban Chủ nhiệm đề tài tập trung vào việc xin ý kiến về thực trạng công tác giám định trong hoạt động thanh tra.

 

Nhận xét chung về quy định pháp luật về giám định trong hoạt động thanh tra, Chủ nhiệm đề tài cho rằng, thể chế về công tác giám định trong hoạt động thanh tra, hệ thống tổ chức có chức năng giám định trong hoạt động thanh tra ở Trung ương và địa phương đã được củng cố, kiện toàn một bước; các Bộ, ngành quan tâm, củng cố hoạt động giám định nói chung tỏng từng lĩnh vực quản lý chuyên ngành, hướng dẫn và chỉ địa các địa phương nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý  nhà nước trong lĩnh vực giám định… Về thực tiễn trưng cầu giám định trong hoạt động thanh tra, thời gian qua cho thấy, việc trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra đã được thực hiện tương đối tốt, thông qua kết quả giám định đã giúp người ra quyết định thanh tra có cơ sở khoa học để kết luận, đảm bảo chính xác, khách quan… Tuy  nhiên, vấn đề về kinh phí giám định vẫn là vấn đề khó khăn, vướng mắc hiện nay khi thực hiện quyền này…

 

Góp ý tại Hội thảo, TS. Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện CLKHTT cho rằng, phần thực trạng của Đề tài còn một số nội dung không phù hợp, nhất là về hiệu lực các văn bản pháp luật trong phạm vi nghiên cứu đề tài, do đó, Ban Chủ nhiệm đề tài cần có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn; cần làm sâu sắc thêm các quy định về giám định trong hoạt động thanh tra được quy định trong Luật Thanh tra, Nghị định 86/2011/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành khác có nội dung liên quan về vấn đề này. Về thực trạng hoạt động giám định, Ban Chủ nhiệm cần làm rõ thêm các vụ việc đã được đề cập đến trong nội dung đề tài. Từ đó, nhận định về kết quả đạt được, đồng thời, làm rõ những bất cập trong quy định pháp luật về vấn đề này, để từ đó có đề xuất, kiến nghị ở phần giải pháp.

 

Theo TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện CLKHTT, để giải quyết được các vấn đề về thực trạng cũng như mục tiêu nghiên cứu, Ban Chủ nhiệm đề tài cần đề cập đến vấn đề chuyên gia giám định; xung đột trong kết quả giám định; vấn đề giám định, giám định lại…

 

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, Đề tài cần xem xét đến trách nhiệm của người đứng đầu trong vấn đề giám định; cần chi tiết các nội dung và làm rõ các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giám định trong hoạt động thanh tra.

 

Tin: Thanh Minh
Ảnh: Hữu Thắng

Về trang trước Bản in Gửi email Lên đầu trang

Các tin đã đọc
Hội nghị Đại biểu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Thanh tra Chính phủ - (14/01/2023 09:10) Họp Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ - (13/01/2023 09:05) Ngành Thanh tra tổ chức hội nghị tổng kết năm 2022 - (07/01/2023 08:40) Nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ “Kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra” - (31/12/2022 09:15) Nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ “Quản trị tốt nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” - (31/12/2022 09:10) Họp nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ năm 2021 - 2022: “Điều kiện bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn” - (30/12/2022 10:09) Nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ “Kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính nhà nước” - (30/12/2022 09:55) Hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ: “Giám sát doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” - (30/12/2022 09:00) Họp Hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện đề tài khoa học cấp bộ: “Kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra” - (28/12/2022 10:00) Hội nghị nghiệm thu chính thức đề tài khoa học cấp bộ năm 2021 - 2022: “Kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay” - (27/12/2022 09:15) Nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ “Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thanh tra” - (24/12/2022 10:05)
  • Trang chủ
  • Sitemap
  • Liên hệ
  • Trợ giúp

Lên đầu trang

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ KHOA HỌC THANH TRA
Giấy phép số: 149/GP-TTĐT, cấp ngày 13/08/2019
Người chịu trách nhiệm: TS. Nguyễn Quốc Văn - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra
Địa chỉ: 17 Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội;
Điện thoại: 024.37470457; Fax: 024.37470458
Tổng số lượt truy cập

2982788

Membership Thành viên:
Latest New User Latest: nguyen sigiao
Hôm nay Hôm nay: 0
Hôm qua Hôm qua: 0
User Count Overall: 6
People Online People Online:
Online Online: 22
Members Thành viên: 0
Tổng cộng Tổng số: 22
Tổng cộng
Online Now Online: