• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ấn phẩm
  • Thư viện
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Mail
  • Sitemap
  • TIN TỨC
  • NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
  • QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
  • ĐỐI THOẠI PCTN
  • ĐỀ TÀI KHOA HỌC
  • DỰ THẢO
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • ENGLISH
Muốn kiểm soát quyền lực Nhà nước, cần bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân Hội thảo trực tuyến “Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về hoạt động thanh tra chuyên ngành” Lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Việt Nam năm 2021 Hội thảo đề tài khoa học cấp bộ: “Kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay” Dự thảo Luật thanh tra (Sửa đổi): Phải thể chế hóa quy định của Hiến pháp 2013, kiểm soát quyền lực Nhà nước, thực hiện các quyền công dân Thanh tra Chính phủ họp giao ban Quý I năm 2022
 
Nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở: “Vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng”    
Cập nhật: 29/12/2021 01:51
Xem lịch sử tin bài

Ngày 28/12/2021, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2021: “Vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng.”. Đề tài do ThS. Ngô Thu Trang, Nghiên cứu viên, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra làm chủ nhiệm đề tài. Hội nghị có toàn thể công chức, viên chức Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tham dự. TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Chủ tịch hội đồng, chủ trì hội nghị.

Nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở: “Vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng”

Phát biểu tại hội nghị, ThS. Ngô Thu Trang cho rằng, trên thế giới đã có nhiều tranh luận về việc cho công chúng tiếp cận thông tin kê khai về thu nhập, tài sản hay những quan ngại của các công chức về quyền riêng tư. Vì vậy, hệ thống công khai tài sản, thu nhập đối mặt với vấn đề phải cân đối giữa một bên là cho phép công chúng giám sát nhằm tạo điều kiện phòng, chống tham nhũng và một bên là bảo vệ quyền riêng tư của những người phải kê khai tài sản. Trong nhiều trường hợp, những lo ngại về sự xâm phạm quyền riêng tư cũng gắn liền với lo ngại của các công chức về an toàn của cá nhân. Nhờ công khai thông tin mà hạn chế được những kẽ hở để công chức lợi dụng lạm dụng công quyền. Đó chính là cơ chế tiếp cận thông tin và kiểm soát của xã hội đối với tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Ngoài ra, vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản thu nhập cũng mở ra vấn đề về cơ chế bảo vệ, khuyến khích khen thưởng người phát hiện, phản ánh những trường hợp kê khai, giải trình về tài sản, thu nhập không trung thực để tránh khỏi các hiện tượng đe dọa, trù dập gây ảnh hưởng đến cuộc sống của những người phản ánh đó. Tuy nhiên, cũng cần có cơ chế để xử lý những người lợi dụng dân chủ và quyền giám sát để vu cáo sự thật, gây rối nội bộ hoặc nhằm hạ uy tín của những người giữ chức vụ. Pháp luật Việt Nam hiện chưa làm rõ những vấn đề này, các quy định vẫn còn tản mát trong các văn bản khác nhau hoặc chưa được xác định định. 

 

“Ở Việt Nam, hiện chưa có công trình nghiên cứu độc lập nào nghiên cứu về vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, ngừa tham nhũng để thấy được những tồn tại, hạn chế, khoảng trống cần sửa đổi, bổ sung và đưa ra biện pháp, kiến nghị điều chỉnh, đảm bảo hiệu quả hoạt động này trên thực tế. Các nghiên cứu trong nước chỉ đề cập đến vai trò xã hội trong phòng, chống tham nhũng nói chung của các chủ thể là mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên; báo chí và truyền thông Việt Nam, Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội  ngành nghề; Ban thanh tra nhân dân và người dân.

 

Trên thế giới, một số quốc gia cũng đã nghiên cứu về vai trò của xã hội đặc biệt là của người dân và báo chí trong phòng, chống tham nhũng nói chung và hệ thống kiểm soát tài sản, thu nhập của quốc gia đó. Tuy nhiên, chưa có một công trình  nào đề cập cụ thể đến vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng chống tham nhũng. Đa số các nước tiếp cận vai trò giám sát của người dân sau khi công khai bản kê khai tài sản, thu nhập đã báo cáo, phát hiện những hành vi kê khai, giải trình về tài sản, thu nhập không trung thực. Quy định các nước cũng đề cập đến các trường hợp bảo vệ, khuyến khích, khen thưởng người phản ánh, phát hiện những dấu hiệu vi phạm của cán bộ, công chức thông qua việc kê khai tài sản và cũng đưa ra giải pháp để xử lý các trường hợp người dân lạm dụng quyền giám sát để vu cáo, gây rối và làm ảnh hưởng đến uy tín của người có chức vụ, quyền hạn.

 

Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập trực diện vai trò của xã hội trong việc phòng, chống tham nhũng thông qua kiểm soát tài sản, thu nhập đặc biệt là chuyên sâu về nội dung và phương thức kiểm soát của xã hội đối với tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn. Để có cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng thông qua việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn cần phải nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn vấn đề này cả ở phương diện pháp luật và thực tiễn”, ThS. Ngô Thu Trang nhấn mạnh.

 

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là góp phần nâng cao hiệu quả thực tiễn từ phía xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nhằm phòng, chống tham nhũng, đề tài triển khai 03 nội dung: (1) Một số vấn đề chung về vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng ngừa tham nhũng; (2) Thực trạng vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng; (3) Một số giải pháp nâng cao vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng.

 

 

Tại Hội nghị, Ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng, Cục Phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc nghiên cứu đề tài là cần thiết, đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng; đánh giá những quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng nhằm chỉ ra những hạn chế, bất cập để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học góp phần hoàn thiện thể chế về vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng, cụ thể là đề xuất, kiến nghị sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Tố cáo và các văn bản có liên quan. Tuy nhiên, phần giải pháp của đề tài cần đi sâu 02 giải pháp: (1) giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng, trong đó đặc biệt là nội dung hoàn thiện quy định về nội dung, phương thức kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn từ phía xã hội; (2) giải pháp, kiến nghị về tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của xã hội trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng. 

 

TS. Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng Tổng hợp - Quản trị, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài, các thông tin có tính trung thực và độ tin cậy cao. Tuy nhiên, đề tài có cách thể hiện chưa thực sự thống nhất; tên của chương II  nên đổi là thực trạng việc phát huy vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập; phần lý luận cần thể hiện lại vì hiện nay nội dung này đang thiên nhiều về thực trạng; chương II phần đánh giá những nguyên nhân, tồn tại hạn chế gây ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng cần thể hiện tổng hợp hơn. 

 

Kết luận hội nghị, TS. Nguyễn Quốc Văn khẳng định đây là đề tài rất khó, thể hiện sự trăn trở, say mê, tâm huyết về vấn đề nghiên cứu của Chủ nhiệm đề tài. Nội dung chương I thể hiện sự hiểu biết rộng nhưng cách thể hiện còn tản mát, cần thể hiện tập trung hơn; các khái niệm cần bảo đảm tính chính xác, dễ hiểu, bao hàm 03 yếu tố: chủ thể, làm gì và để làm gì?; nên cụ thể hóa các đề xuất tại chương III.

 

Với những kết quả đạt được, Hội đồng thống nhất đánh giá Đề tài đạt loại Xuất sắc./.

 

Tin: Đậu Hiền
Ảnh: Hữu Thắng

 

Về trang trước Bản in Gửi email Lên đầu trang

Các tin đã đọc
Muốn kiểm soát quyền lực Nhà nước, cần bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân - (16/05/2022 02:34) Hội thảo trực tuyến “Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về hoạt động thanh tra chuyên ngành” - (28/04/2022 10:15) Lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Việt Nam năm 2021 - (28/04/2022 08:34) Hội thảo đề tài khoa học cấp bộ: “Kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay” - (22/04/2022 08:40) Dự thảo Luật thanh tra (Sửa đổi): Phải thể chế hóa quy định của Hiến pháp 2013, kiểm soát quyền lực Nhà nước, thực hiện các quyền công dân - (19/04/2022 08:22) Thanh tra Chính phủ họp giao ban Quý I năm 2022 - (09/04/2022 09:45) Toạ đàm khoa học “Hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý đề tài khoa học của Thanh tra Chính phủ” - (08/04/2022 10:50) Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra bảo vệ thành công dự toán tài chính đề tài cấp tỉnh tại Sơn La - (31/03/2022 03:51) Hội thảo góp ý Luật Thanh tra ( Sửa đổi) - (31/03/2022 02:58) Hội nghị thẩm định, nghiệm thu tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra - (16/02/2022 09:15) Thông báo về việc đề xuất đề tài khoa học năm 2023 - (25/01/2022 11:10)
  • Trang chủ
  • Sitemap
  • Liên hệ
  • Trợ giúp

Lên đầu trang

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ KHOA HỌC THANH TRA
Giấy phép số: 149/GP-TTĐT, cấp ngày 13/08/2019
Người chịu trách nhiệm: TS. Nguyễn Quốc Văn - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra
Địa chỉ: 17 Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội;
Điện thoại: 024.37470457; Fax: 024.37470458
Tổng số lượt truy cập

2982788

Membership Thành viên:
Latest New User Latest: nguyen sigiao
Hôm nay Hôm nay: 0
Hôm qua Hôm qua: 0
User Count Overall: 6
People Online People Online:
Online Online: 22
Members Thành viên: 0
Tổng cộng Tổng số: 22
Tổng cộng
Online Now Online: