• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ấn phẩm
  • Thư viện
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Mail
  • Sitemap
  • TIN TỨC
  • NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
  • QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
  • ĐỐI THOẠI PCTN
  • ĐỀ TÀI KHOA HỌC
  • DỰ THẢO
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • ENGLISH
Muốn kiểm soát quyền lực Nhà nước, cần bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân Hội thảo trực tuyến “Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về hoạt động thanh tra chuyên ngành” Lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Việt Nam năm 2021 Hội thảo đề tài khoa học cấp bộ: “Kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay” Dự thảo Luật thanh tra (Sửa đổi): Phải thể chế hóa quy định của Hiến pháp 2013, kiểm soát quyền lực Nhà nước, thực hiện các quyền công dân Thanh tra Chính phủ họp giao ban Quý I năm 2022
 
Nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở: “Việc phát hiện và xử lý vi phạm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành”    
Cập nhật: 29/12/2021 08:50
Xem lịch sử tin bài

Ngày 28/12/2021, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2021: “Việc phát hiện và xử lý vi phạm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành”. Đề tài do ThS. Nguyễn Sĩ Giao, Phó Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra làm chủ nhiệm đề tài. Hội nghị có toàn thể công chức, viên chức Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tham dự. TS. Nguyễn Văn Kim, nguyên Hàm Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch hội đồng, chủ trì hội nghị.

Nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở: “Việc phát hiện và xử lý vi phạm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành”

Phát biểu tại hội nghị, ThS. Nguyễn Sĩ Giao cho rằng, Luật hóa chức năng thanh tra chuyên ngành cho các cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành được là một điểm mới của Luật Thanh tra năm 2010 nhằm đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của những cơ quan này, đồng thời khắc phục được tình trạng thành lập các cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập vốn tồn tài trước khi Luật thanh tra năm 2010 được ban hành. Qua 09 năm thi hành Luật Thanh tra, trong giai đoạn từ 01/7/2011 đến 30/6/2019, đã có 1.668.899 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành được thực hiện và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 32.340 tỷ đồng. 

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành đến nay đã bộc lộ những bất cập, hạn chế làm giảm hiệu quả trong việc phát hiện và xử lý vi phạm. Nguyên nhân chủ yếu về nguyên tắc, trình tự, hình thức thực hiện thanh tra chuyên ngành; về thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính của cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành; về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; về phương thức phát hiện hành vi vi phạm hành chính.

 

“Phát hiện và xử lý vi phạm hành chính qua hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là một nội dung rất rộng, đồng thời cũng là một công tác rất khó khăn, phức tạp. Hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm hành chính liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và tác động không nhỏ đến sự ổn định chính trị - xã hội.

 

 

Trong nền kinh tế thị trường, quản lý hiệu quả các ngành, lĩnh vực càng đóng vai trò quan trọng và có giá trị, nên công tác thực hiện pháp luật về phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật ngày có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý nhà nước. Chính vai trò quan trọng đó, quy định về pháp luật thanh tra chuyên ngành, về xử lý vi phạm hành chính luôn được thường xuyên xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. 

 

Về khía cạnh pháp luật thanh tra, Luật Thanh tra năm 2010 được ban hành đã có nhiều bước tiến mới so với Luật Thanh tra năm 2004, tạo thuận lợi cho hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, nhằm khắc phục các hạn chế, vướng mắc nêu trên và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, đề tài đưa ra một số kiến nghị như sau: Một là, các bộ có cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tham mưu với Bộ trưởng chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.; Hai là, các bộ, ngành cần phối hợp với Thanh tra Chính phủ trong việc phối hợp với xây dựng và ban hành kế hoạch rà soát đánh giá tổng thể mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn thanh tra chuyên ngành của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nhằm làm rõ thực trạng hoạt động thanh tra, hoạt động kiểm tra; Ba là, các bộ, ngành cần xác định rõ yêu cầu, mục tiêu và kết quả đạt được trong việc đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền cho công chức được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nhằm nâng cao nghiệp vụ”, ThS. Nguyễn Sĩ Giao nhấn mạnh.

 

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả việc phát hiện và xử lý vi phạm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, đề tài triển khai 03 nội dung: (1) Một số vấn đề chung về phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; (2) Thực trạng phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; (3) Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

 

Tại Hội nghị, ThS. Văn Tiến Mai, Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch - Tổng hợp, Thanh tra Chính phủ cho rằng, đề tài được nghiên cứu công phu, nghiêm túc; các vấn đề lý luận được tiếp cận sát với những vấn đề cần nghiên cứu; đánh giá cao kết quả nghiên cứu tại chương II; các giải pháp đưa ra tại chươn III có tính đồng bộ và khả thi. Tuy nhiên, đề tài còn có một số hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung sau: Một số thuật ngữ cần được sử dụng nhất quán; khuôn rõ phạm vi nghiên cứu là xử lý vi phạm hành chính; xác định rõ nội hàm của “xử lý vi phạm hành chính” gồm xử phạt và các biện pháp khác; khẳng định rõ cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành chỉ xử phạt vi phạm hành chính mà khoogn có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý khác; giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đưa lên nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành; chỉnh tên các chương, mục cho hợp lý.

 

ThS. Lê Thị Thúy, Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra nhận xét, đề tài nghiên cứu có tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này; cách tiếp cận nghiên cứu đề tài phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu theo thuyết minh được phê duyệt; phương pháp nghiên cứu về cơ bản phù hợp, được sử dụng hiệu quả; nội dung nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu; kết quả nghiên cứu của đề tài có tính mới về lý luận, thực trạng và giải pháp. Tuy nhiên, đề tài có thể điều chỉnh một số nội dung sau: Làm rõ hơn khái niệm ”thanh tra chuyên ngành” và ”cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành”; luận giải cơ bản bản chất của hoạt động thanh tra chuyên ngành và kiểm tra chuyên ngành, mối liên hệ giữa bản chất của thanh tra chuyên ngành và ”thẩm quyền phát hiện” xử lý vi phạm pháp luật chuyên ngành.

 

Kết luận hội nghị, TS. Nguyễn Văn Kim, nguyên Hàm Vụ trưởng, Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ khẳng định, đề tài được nghiên cứu công phu, nghiêm túc, rõ ràng; đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận, thực trạng được phân tích sâu, giải pháp có tính toàn diện, khả thi. Tuy nhiên, đề tài cần nghiên cứu sâu hơn khái niệm “thanh tra chuyên ngành”, “cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành”; giải pháp gồm 03 vấn đề: (1) thống nhất nhận thức, quan niệm, (2) sửa pháp luật về tiêu chí, trình tự, thủ tục, (3) tổ chức thực hiện.

 

Với những kết quả đạt được, Hội đồng thống nhất đánh giá Đề tài đạt lại Xuất sắc./.

 

Tin: Đậu Hiền
Ảnh: Hữu Thắng



Về trang trước Bản in Gửi email Lên đầu trang

Các tin đã đọc
Muốn kiểm soát quyền lực Nhà nước, cần bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân - (16/05/2022 02:34) Hội thảo trực tuyến “Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về hoạt động thanh tra chuyên ngành” - (28/04/2022 10:15) Lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Việt Nam năm 2021 - (28/04/2022 08:34) Hội thảo đề tài khoa học cấp bộ: “Kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay” - (22/04/2022 08:40) Dự thảo Luật thanh tra (Sửa đổi): Phải thể chế hóa quy định của Hiến pháp 2013, kiểm soát quyền lực Nhà nước, thực hiện các quyền công dân - (19/04/2022 08:22) Thanh tra Chính phủ họp giao ban Quý I năm 2022 - (09/04/2022 09:45) Toạ đàm khoa học “Hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý đề tài khoa học của Thanh tra Chính phủ” - (08/04/2022 10:50) Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra bảo vệ thành công dự toán tài chính đề tài cấp tỉnh tại Sơn La - (31/03/2022 03:51) Hội thảo góp ý Luật Thanh tra ( Sửa đổi) - (31/03/2022 02:58) Hội nghị thẩm định, nghiệm thu tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra - (16/02/2022 09:15) Thông báo về việc đề xuất đề tài khoa học năm 2023 - (25/01/2022 11:10)
  • Trang chủ
  • Sitemap
  • Liên hệ
  • Trợ giúp

Lên đầu trang

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ KHOA HỌC THANH TRA
Giấy phép số: 149/GP-TTĐT, cấp ngày 13/08/2019
Người chịu trách nhiệm: TS. Nguyễn Quốc Văn - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra
Địa chỉ: 17 Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội;
Điện thoại: 024.37470457; Fax: 024.37470458
Tổng số lượt truy cập

2982788

Membership Thành viên:
Latest New User Latest: nguyen sigiao
Hôm nay Hôm nay: 0
Hôm qua Hôm qua: 0
User Count Overall: 6
People Online People Online:
Online Online: 22
Members Thành viên: 0
Tổng cộng Tổng số: 22
Tổng cộng
Online Now Online: