• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ấn phẩm
  • Thư viện
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Mail
  • Sitemap
  • TIN TỨC
  • NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
  • QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
  • ĐỐI THOẠI PCTN
  • ĐỀ TÀI KHOA HỌC
  • DỰ THẢO
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • ENGLISH
Đoàn kết, thống nhất, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Tọa đàm sinh hoạt khoa học: Việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy theo tinh thần Nghị định số 120/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập Ban hành quy tắc ứng xử trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN Hội nghị Đại biểu cán bộ, công chức, viên chức Thanh tra Chính phủ năm 2020 Phê duyệt Thuyết minh đề tài “Kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay” Hội nghị phê duyệt thuyết minh đề tài khoa học cấp bộ: “Kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính nhà nước”
 
Phê duyệt thuyết minh đề tài khoa học cấp bộ: “Các điều kiện đảm bảo cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay”    
Cập nhật: 20/01/2021 10:50
Xem lịch sử tin bài

Ngày 19/01/2021, tại Thanh tra Chính phủ, Hội đồng tư vấn, tuyển chọn đề tài khoa học cấp bộ của Thanh tra Chính phủ tổ chức phê duyệt Thuyết minh đề tài khoa học năm 2021: “Các điều kiện đảm bảo cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay” do ThS. Lê Thị Thúy, Trưởng Phòng Quản lý Khoa học, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra đăng ký làm chủ nhiệm. TS. Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ , Chủ tịch Hội đồng phê duyệt chủ trì buổi phê duyệt.

Phê duyệt thuyết minh đề tài khoa học cấp bộ: “Các điều kiện đảm bảo cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay”

Theo ThS. Lê Thị Thúy, các nghiên cứu cho thấy tham nhũng là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, nảy sinh, tồn tại và phát triển ở tất cả các quốc gia không phân biệt chế độ chinh trị. Đảng và Nhà nước ta đã nhận định tình hình tham nhung ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo.

 

Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, quy định để phòng, chống tham nhũng. Trong đó, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được coi là một trong những giải pháp quan trọng, có tính chất quyết định đến công tác phòng, chống tham nhũng. Hiện nay, kiểm soát tài sản, thu nhập được thực hiện theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, nội dung kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được thết kế thành một mục riêng gồm 24 điều luật. Ngoài các quy định trong luật, Chính phủ còn được giao nhiệm vụ xây dựng một Nghị định riêng về nội dung này.

 

Tuy nhiên, trải qua quá trình triển khai thực hiện, giải pháp chính sách này đã bộc lộ những hạn chế nhất định, tác dụng phòng ngừa tham nhũng không cao. Có thể nhận thấy rằng, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn không chỉ phụ thuộc vào những quy định pháp lý trực tiếp như kê khai, xác minh tài sản, thu nhập mà còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác như: Quy định về trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ của các cơ quan quản lý tài sản, thu nhập, quy định về phương thức thanh toán trong nền kinh tế, những điều kiện khác về chính trị, kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất và con người v.v...

 

 

Với mục tiêu nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý và thực tiễn để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện đảm bảo cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay; Đề tài dự kiến triển khai 03 nội dung: (1) Cơ sở lý luận về điều kiện đảm bảo cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; (2) Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay; (3) Định hướng, giải pháp thiết lập, hoàn thiện điều kiện đảm bảo cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

 

Phát biểu tại Hội nghị, ThS. Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, thành viên Hội đồng tư vấn, tuyển chọn đề tài cho rằng, đề tài rất cấp thiết trong tình hình hiện nay; Đề tài nên khuôn lại điều kiện đảm bảo cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập hoạt động được trong bối cảnh không phát sinh tổ chức, không tăng biên chế, đề tài cần có giải pháp cụ thể.

 

Theo TS. Trần Đăng Vinh, quyền Vụ trưởng phụ trách Báo Thanh tra, thành viên Hội đồng tư vấn, tuyển chọn đề tài: Đề tài cần đưa ra điều kiện đảm bảo phải tương ứng với đặc điểm kiểm soát tài sản, thu nhập; Điều kiện đảm bảo rất rộng nên đầu tư nghiên cứu có tính trọng tâm (cơ chế, điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực…); Đề tài lưu ý về tiêu chí đánh giá.

 

Theo ThS. Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ II, Thanh tra Chính phủ, thành viên Hội đồng tư vấn, tuyển chọn đề tài, phạm vi rộng cần tính toán, lựa chọn theo hướng nào để đảm bảo tính chuyên sâu; nên nghiên cứu giải pháp liên quan đến công nghệ 4.0 mang tính đột phá.

 

Dựa trên các ý kiến đánh giá của Hội đồng tư vấn, tuyển chọn đề tài, TS. Đinh Văn Minh, Chủ tịch Hội đồng cho rằng, phạm vi nghiên cứu mở rộng đến các điều kiện đảm bảo (công nghệ 4.0, quyền tiếp cận thông tin..); đề tài cần chú trọng điều kiện đảm bảo kiểm soát thu nhập (đầu vào của tài sản); Trên cơ sở những kết quả đạt được của Thuyết minh, Hội đồng tư vấn, tuyển chọn đề tài, thông qua phê duyệt Thuyết minh và nhất trí đổi tên đề tài: “Điều kiện bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn”. Hội đồng tư vấn, tuyển chọn đề tài cũng đề nghị Ban chủ nhiệm đề tài bổ sung, chỉnh sửa nội dung nghiên cứu theo các ý kiến góp ý mà Hội đồng đã đưa ra tại cuộc họp nhằm hoàn thiện Thuyết minh. 

Tin và ảnh: Hữu Thắng

 

Về trang trước Bản in Gửi email Lên đầu trang

Các tin đã đọc
Đoàn kết, thống nhất, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao - (15/04/2021 10:03) Tọa đàm sinh hoạt khoa học: Việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy theo tinh thần Nghị định số 120/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập - (22/03/2021 09:20) Ban hành quy tắc ứng xử trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN - (17/03/2021 09:33) Hội nghị Đại biểu cán bộ, công chức, viên chức Thanh tra Chính phủ năm 2020 - (23/01/2021 09:25) Phê duyệt Thuyết minh đề tài “Kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay” - (22/01/2021 08:30) Hội nghị phê duyệt thuyết minh đề tài khoa học cấp bộ: “Kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính nhà nước” - (21/01/2021 08:55) Hội nghị phê duyệt thuyết minh đề tài khoa học cấp bộ: “Kiểm soát quyền lực trọng hoạt động thanh tra” - (21/01/2021 08:50) Phê duyệt thuyết minh đề tài khoa học cấp bộ: “Giám sát doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” - (20/01/2021 10:45) Phê duyệt Thuyết minh đề tài cơ sở 2021: Trợ giúp pháp lý trong thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo - (19/01/2021 09:00) Phê duyệt Thuyết minh đề tài cơ sở: Hòa giải trong giải quyết khiếu nại, khởi kiện hành chính ở Việt Nam - (19/01/2021 08:50)
  • Trang chủ
  • Sitemap
  • Liên hệ
  • Trợ giúp

Lên đầu trang

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ KHOA HỌC THANH TRA
Giấy phép số: 149/GP-TTĐT, cấp ngày 13/08/2019
Người chịu trách nhiệm: TS. Nguyễn Quốc Văn - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra
Địa chỉ: 17 Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội;
Điện thoại: 024.37470457; Fax: 024.37470458
Tổng số lượt truy cập

2982788

Membership Thành viên:
Latest New User Latest: nguyen sigiao
Hôm nay Hôm nay: 0
Hôm qua Hôm qua: 0
User Count Overall: 6
People Online People Online:
Online Online: 22
Members Thành viên: 0
Tổng cộng Tổng số: 22
Tổng cộng
Online Now Online: