Trước những yêu cầu, đòi hỏi phát triển khoa học và công
nghệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phát triển đất nước giai đoạn bùng nổ của
cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
giai đoạn 2011-2020.Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết
“Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học, công nghệ”, trong đó, xác
định rõ: Đảng và Nhà nước có trách nhiệm và chính sách đặc biệt để phát triển,
trọng dụng và phát huy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và công
nghệ để khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt, là lực lượng sản
xuất trực tiếp. Con người phải được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi,
suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản
xuất… tạo ra các sản phẩm công nghệ, công trình khoa học.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý để phát huy vai trò, tiềm năng của
khoa học, công nghệ, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namđược Quốc
hội khóa XIII thông qua ngày 28 - 11-2013 (Hiến pháp 2013) đã có rất nhiều điểm
mới, đặc biệt là nội dung về khoa học và công nghệ được quy định tại Chương III
và các chương có liên quan khoa học và công nghệ. Hiếp pháp 2013 đã hiến định
nhiều chủ trương, đường lối của Đảng trong tình hình mới, tiếp tục khẳng định
Khoa học vàcông nghệ là quốc sách hàng đầu cùng với giáo dục và đào tạo, đã xác
định vị trí, vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ đối với yêu cầu đổi
mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng,
hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phát triển đất nước nhanh và bền vững. Bằng
quy định mới trong Hiến pháp 2013,khoa học và công nghệ từ vị thế giữ vai trò then chốt, là động lực thúc đẩy phát triển đất nước (Hiến
pháp năm 1992) lên phát triển vị trí là quốc sách hàng đầu, giữ
vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước. Ðây
là cơ sở hiến định, là bảo đảm về mặt chính trị - pháp lý để phát triển kinh tế
- xã hội của nước ta trong thời kỳ mới.
Cụ thể, Hiến pháp 2013 đã ghi nhận rõ
hơn vai trò của trí thức khi sử dụng khái
niệm “Đội ngũ trí thức” thay cho khái niệm “Tầng lớp trí thức”
như trong Hiến pháp 1992. Sự thay đổi này thể hiện sự ghi nhận vị thế ngày càng
cao đối với đội ngũ lao động trí thức và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với
lực lượng này. Cùng với đó, Hiến pháp
khẳng định quan điểm tự do sáng tạo “Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và
công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động
đó” (Ðiều 40). Cùng với xác định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài (Điều 61), tiếp
đó,Điều 62 (Chương III) Hiến pháp ghi nhận: “Phát triển khoa học và công nghệ
là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân
đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa
học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng
lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ”.
I. Thể chế hóa quy định của Hiền pháp 2013 về khoa học
và công nghệ
1. Sửa đổi
Luật Khoa học và Công nghệ 2013
Từ chủ trương, chính sách của Đảng,
quy định của Hiến pháp 2013, Nhà nước đã tiếp tục quá trình sửa đổi, bổ sung để
từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ,
tạo cơ sở pháp lý để phát huy vai trò của KH&CN, tiềm năng nghiên cứu khoa
học của đội ngũ tri thức. Điển hình là trong năm 2013, Quốc hội đã ban hành Luật
Khoa học và Công nghệ mới (Luật Khoa học và Công nghệ 2013) trên cơ sở sửa đổi
Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000 theo hướng cụ thể hóa những tư tưởng và nội
dung mới của Hiến pháp. Việc ban hành Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 có
vai trò như là tháo gỡ những nút
thắt, tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển hoạt động khoa học và công
nghệ. Những điểm mới của Luật Khoa học và Công nghệ nhằm thực thi Hiến pháp
2013 thể hiện ở những điểm cụ thể sau:
Một là,quy định đổi mới về cách thức tổ chức và thực hiện
nhiệm vụ khoa học, công nghệ.
Điều 9, Luật Khoa
học và Công nghệquy định về hình thức và phân loại tổ chức
khoa học và công nghệ, đồng thời ghi nhận, quyền tự do thành lập
tổ chức khoa học và công nghệ
của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội (Điều 12). Theo đó, các tổ chức khoa học, công nghệ được hình thành dưới nhiều
hình thức khác nhau, thuộc hình loại hình sở hữu khác nhau. Quy định này đã cụ
thể hóa khá toàn diện quy định “Mọi người có quyền nghiên cứu
khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các
hoạt động đó” (Ðiều 40, Hiến pháp 2013) và tạo cơ sở pháp
lý cho sự tự do trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn
học, nghệ thuật cũng như thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công
nghệcủa mình với tư cách là một quyền đã được Hiến pháp 2013 ghi nhận.
Khoản 2, Điều 13 ghi nhận tổ chức khoa học và công
nghệ có quyền “đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ; đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ”. Theo đó, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đề xuất ý tưởng nghiên cứu
hoặc đặt hàng nghiên cứu cho nhà khoa học. Quy định này của Luật cho phép việcđặt
hàng đối với nhà khoa học, được coi là phương thức tối ưu nhằm gắn mục tiêu của
nghiên cứu khoa
học và công nghệvới những vấn đề thực tiễn, tránh
được tình trạng kết quả nghiên cứu sau khi nghiệm thu không có địa chỉ ứng
dụng.
Không chỉ ghi nhận quyền tự do
hoạt động khoa
học và công nghệ, Luật cũng bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công
nghệtheo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển
giao công nghệ (Khoản 5, Điều 13)
của các tổ chức khoa
học và công nghệ.
Bên cạnh đó, tại Mục 2, Chương
II, Luật quy định việc đánh giá, xếp hạng các tổ chức khoa học và công
nghệ.Theo
đó, Luật quy định cụ thể: Mục đích, nguyên tắc đánh giá, xếp hạng
tổ chức khoa học và công nghệ(Điều 16). Đặc biêt, Luật cho phép tổ chức đánh giá độc lập đổi với tổ chức khoa học và công
nghệ(Điều 18). Những quy định này là cơ sở xem xét tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ; phục vụ hoạt động hoạch định chính sách phát triển khoa học và công
nghệ, quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ;làm
cơ sở xem xét việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp cho tổ chức chủ trì thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư từ ngân
sách nhà nước, cho vay, tài trợ, bảo lãnh vốn vay của quỹ trong lĩnh vực khoa học
và công nghệ.
Hai là,đột phá về chính sách sử dụng và đãi ngộ, vinh danh đối với cá nhân, tổ chức hoạt độngkhoa học và công nghệ, đối với hoạt động khoa học và công nghệ.
Luật quy định những chính sách ưu đãi trong
việc sử dụng nhân lực, nhân tài khoa học và công nghệ(Điều 23), trong đó
có đãi ngộ về lương, phụ cấp trách nhiệm, đi dự các hội
nghị quốc tế... đối với nhà khoa học đầu ngành, trình độ cao, hoặc đang chủ trì
các đề tài, dự án quốc gia. Đặc biệt tạo điều kiện cho nhà khoa học được đầu tư
cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để tổ chức nghiên cứu. Nhà khoa học được
ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động khoa học và công nghệ(Điều 64). Luật cũng đưa ra những quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành, địa phương trong việc đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ. Chính sách cụ thể đối
với nhà khoa học được giao chủ trì đề tài, dự án quan trọng cấp quốc gia, nhà
khoa học trẻ tài năng, thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệlà người
Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài cũng được quy định cụ thể trong
Luật.
Bên cạnh đó, những nhà khoa học đầu ngành còn được
hưởng thêm những ưu đãi như: ưu tiên trong đề xuất tham gia xây dựng, đánh giá và phản biện
chính sách của ngành, lĩnh vực, quốc gia về phát triển khoa học và công nghệ; được
hưởng mức phụ cấp ưu đãi đặc biệt
theo quy định của Chính phủ; được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo
khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn....Nhà khoa học được
giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng được hưởng thêm những ưu đãi như: hưởng mức lương và phụ cấp ưu đãi đặc biệt; đề xuất việc điều động nhân lực
khoa học và công nghệ, kinh phí thực hiện nhiệm vụ và nguồn lực vật chất, tài
chính. Nhà khoa học trẻ tài năng được hưởng thêm những ưu đãi như:
ưu
tiên xét cấp học bổng để nâng cao trình độ ở trong nước, ngoài nước; được giao chủ trì thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ tiềm năng và được ưu tiên chủ trì, tham gia thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác...
Ngoài những quy định về chung các loại giải thưởng khoa
học và công nghệcủa Nhà nước, giải thưởng khoa học và công nghệcủa tổ chức và
cá nhân, Luật còn quy định về danh hiệu vinh dự nhà nước đối với các nhà khoa
học, nhà công nghệ có đóng góp đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp khoa học và công
nghệ. Bên cạnh đó, Luật quy định cụ thể lấy ngày 18.5 hàng năm là ngày khoa học và công nghệViệt Nam
Ba là, đổi mới phương
thức đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ.
Nhằm khuyến khích đầu tư cho khoa học và công nghệ,
Luật quy định Nhà nước
khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ cho khoa học và công nghệ
(Điều 55); khuyến
khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ (Điều 57). Theo
đó, doanh nghiệp khoa học và công
nghệđược hưởng ưu đãi trong giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu kết
quả khoa học và công nghệthuộc sở hữu nhà nước; được miễn, giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp như doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công
nghệ cao; được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà; được ưu tiên thuê đất, cơ sở hạ tầng trong các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; được hưởng các chính
sách ưu đãi về tín dụng đầu tư; được ưu tiên sử dụng trang thiết
bị phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các
phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh
nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệcủa Nhà nước (Chương VI).
Để đảm bảo nguồn tài chính ổn định cho hoạt động khoa học và công nghệ, Luật quy định việc thành lập các quỹ hỗ trợ, đầu tư
cho hoạt động khoa học và khoa học và công nghệông nghệ(Điều 59) bên cạnh Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
quốc gia (Điều 60), theo đó, bên cạnh
quỹ phát triển khoa
học và công nghệquốc gia, Nhà nước thành lập, khuyến khích tổ chức, cá
nhân thành lập quỹ để huy động nguồn lực xã hội nhằm hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động
khoa học và công nghệ. Luật cũng đã quy định Nhà nước bảo đảm chi cho khoa học và công nghệ từ 2% trở
lên trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát
triển của sự nghiệp khoa học và công nghệ; Việc phân bổ ngân
sách nhà nước cho khoa học và công nghệ của năm sau được thực hiện trên cơ sở nhu
cầu của thực tiễn và kết quả sử dụng ngân sách đã được phân bổ (Điều 49). Với những nhiệm vụ khoa học và công
nghệcó liên kết để thực hiện thì Luật xác định Nhà nước hỗ trợ
đến 30% vốn đầu tư cho dự án của doanh nghiệp ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm mới hoặc nâng cao năng suất, chất lượng
và sức cạnh tranh của sản phẩm từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ; hỗ trợ đến 50% vốn đầu tư cho dự án thực hiện ở vùng kinh tế - xã hội khó
khăn, đặc biệt khó khăn;hỗ trợ đến 50% vốn đầu tư cho dự án thực hiện nhiệm vụ
khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Nhà
nước (Điều
32).
Bốn là, đổi
mới về ứng dụng kết quả nghiên cứu và phổ biến kiến thức KH&CN
Chương V
của Luật quy định cụ thể về ứng dụng kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Theo đó, Luật quy định về trách nhiệm tiếp nhận và tổ chức ứng dụng kết quả thực
hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ(Điều 40); trách nhiệm triển khai
ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (Điều 44); khuyến
khích ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ(Điều
45).
Trong đó, đặc biệt, Luật quy
định nếu tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ không thực hiện trách nhiệm triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật,
đồng thời không được tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng
ngân sách nhà nước trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bị xử lý vi phạm (Điều 44).
Quy
định này nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào phục vụ sản xuất và
đời sống, khắc phục tình trạng kết quả nghiên cứu bỏ
ngăn kéo trước đây.
Năm là, hội nhập quốc tế về khoa học và công
nghệ.
Nhằm tận dụng và phát huy các
nguồn lực quốc tế về khoa học và công nghệ, Luật đã dành riêng Chương VIII để
quy định vấn đề hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. Bên cạnh các quy
định về đa dạng hóa các hoạt động hội nhập quốc tế, Luật đưa ra một số quy định
về các biện pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệnhư:đẩy mạnh việc tham gia, ký kết và thực hiện điều ước quốc
tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác khoa
học và công nghệ; đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cho đội ngũ nhân lực khoa học và công
nghệ; xây dựng một số tổ chức, nhóm nghiên cứu khoa học và công nghệ đạt tiêu
chuẩn khu vực, quốc tế; tăng cường kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học
và công nghệ, đặc biệt hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công
nghệ, hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; kết
nối mạng thông tin tiên tiến, hiện đại của khu vực và quốc tế về nghiên cứu và
đào tạo; hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để tổ chức, cá nhân Việt
Nam tham gia hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; xây dựng cơ
chế, chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước
ngoài tham gia phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam (Điều 72).
2. Hoàn
thiện hệ thống pháp luật và khoa học và công nghệ
Ngoài Hiến pháp 2013, Luật Khoa học
và Công nghệ 2013, những năm qua Quốc hội tiếp tục ban hành những đạo luật sửa
đổi, bổ sung về tài chính, ngân sách, đầu tư, kinh doanh, dân sự... Chính phủ
ban hành văn bản dưới Luật nhằm cụ thể hóa những quy định mang tính nguyên tắc
chung của Hiến pháp và hướng dẫn thi hành Luật. Chính phủ ban hành Nghị định số
40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt
động khoa học, công nghệ và Nghị định 87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014 quy định về
thu hút cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và
chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Nam; các
chính sách tôn vinh các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có công trình
nghiên cứu hoạt động khoa học, công nghệ xuất sắc…Trước đó, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 phê duyệt Chiến
lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020. Trong đóđặt mục tiêu
đến năm 2020, số cán bộ nghiên cứu đạt 11-12 người/10.000 dân; đào tạo 10.000 kỹ
sư đạt chuẩn quốc tế, đủ năng lực tham gia điều hành, quản lý dây chuyền sản xuất
công nghệ…Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
này đã góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học và công
nghệ.
Gần đây
nhất, ngày 22/3/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về định
hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045. Nghị quyết nêu rõ những hạn chế của nền công nghiệp nước ta,
trong đó liên quan đến khoa học và công nghệ:
trình độ công nghệ còn lạc hậu, chậm được đổi mới... trên cơ sở đó, quan điểm
chỉ đạo của Nghị quyết liên quan đến khoa học và công nghệlà: khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo giữ vị trí then chốt, là khâu đột phá trong chính sách công nghiệp quốc gia… những chính sách cụ thể về khoa học và công nghệcho phát triển công nghiệp được
xác định trong Nghị quyết bao gồm:
Một
là, phát triển mạnh mẽ tạo sự bứt phá về hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông
tin-truyền thông, nhất là hạ tầng kết nối
số (4G, 5G) bảo đảm an toàn, đồng bộ đáp ứng yêu cầu Internet kết nối con người và
kết nối vạn vật;
xây dựng Chiến lược chuyển đổi số quốc gia;
khuyến khích đầu tư, phát
triển xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn; đẩy mạnh phát triển khoa học phân
tích, quản lý và xử lý dữ liệu lớn nhằm tạo ra các sản phẩm, tri thức mới; tạo mọi Điều
kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, thuận lợi, bình đẳng trong tiếp
cận các cơ hội phát
triển nội dung số.
Xây dựng và
thực hiện Chiến
lược tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
của Việt Nam.
Hai
là, ưu tiên nguồn lực, tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình đổi mới công
nghệ quốc gia đến
năm 2020, Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, Chương
trình quốc gia nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
Đẩy nhanh việc thực hiện Đề án ứng dụng khoa
học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành công
thương giai đoạn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Đổi mới, phát triển mạnh mẽ và
đồng bộ thị
trường khoa
học và công nghệ. Tăng cường
bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nhất là sở hữu trí
tuệ trong thời
đại số. Có chính sách đủ mạnh để hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân,
các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệvào sản xuất kinh doanh; xác định doanh nghiệp là lực lượng quan trọng và là trung tâm trong phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ; tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công
nghệ của doanh
nghiệp.
Tăng cường hợp tác
trong nước và quốc tế trong nghiên cứu phát
triển, ứng dụng
khoa học, công nghệ, mua bán,
chuyển giao các sản phẩm khoa học, công nghệ; đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm nghiên
cứu khoa học, công nghệ; hình thành
cơ sở dữ liệu quốc
gia về công nghệ, chuyên
gia công nghệ; phát triển các dịch vụ tư vấn,
thẩm định, môi giới, định giá sản phẩm khoa học và công nghệ; ban hành
cơ chế, chính sách thúc đẩy hợp tác, chuyển giao công nghệ giữa công nghiệp quốc phòng, an ninh và công nghiệp dân
sinh.
Có cơ chế, chính
sách phù hợp để định
hướng và kiểm soát
chặt chẽ công nghệ đối với các
ngành công nghiệp trên nguyên tắc kết hợp giữa tranh thủ công
nghệ tiên tiến, lợi thế của nước đi sau, đi tắt đón đầu với cách tiếp cận tiệm tiến nhằm tận dụng tối đa
lợi thế của thời kỳ cơ cấu "dân
số vàng" và khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có; quản lý chặt chẽ việc
nhập khẩu máy móc, thiết bị, công
nghệ công nghiệp, bảo đảm chất lượng và
hiệu quả cao.
Ba
là, đổi mới căn bản, đồng bộ cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức và hoạt động khoa
học và công nghệ; phương thức
sử dụng ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ; đẩy mạnh cơ
chế hợp tác công-tư trong việc triển khai các dự án đổi mới công
nghệ, nghiên cứu và phát triển; mở rộng hình thức nhà nước đặt hàng nhiệm vụ khoa học-công
nghệ và mua kết quả nghiên
cứu. Rà soát, sửa đổi các quy định nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hình
thành quỹ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học và công
nghệđủ lớn để đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ. Áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài
chính, tiếp cận các nguồn lực phù hợp nhằm khuyến
khích nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ.
Bốn
là, hỗ trợ xây
dựng và phát triển các doanh
nghiệp khoa học và công
nghệtrong công nghiệp, đặc biệt là
các ngành công nghiệp ưu tiên; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát
triển các cơ sở ươm tạo công
nghệ, ươm tạo
doanh nghiệp khoa
học và công nghệtrong các lĩnh vực, ngành công
nghiệp chủ lực, ưu
tiên.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật về khoa
học và công nghệđược ban hành đã thể chế hóa chủ
trương chính sách của Đảng, luật hóa quy định của Hiến pháp. Cùng với đó, văn
bản pháp
luật về phát triển khoa học và công nghệtrong các lĩnh vực chuyên ngành như
tiêu chuẩn đo lường chất lượng, công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, sở hữu
trí tuệ,... cũng đang dần được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện tạo môi trường
pháp lý đồng bộ, thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, sản
xuất, kinh doanh, hội nhập quốc tế; bảo đảm quyền và trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà
nước, đồng thời xác định trách nhiệm và phân công hợp lý giữa các Bộ, ngành, địa
phương.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà
nước về khoa
học và công nghệnhư Chính phủ, Bộ khoa học và công
nghệcùng các bộ, ngành chức năng thường xuyên rà
soát, chủ động tổ chức xây dựng và ban hành các nghị định và các thông tư hướng
dẫn một số lượng lớn văn bản. Các nội dung sửa đổi đáp ứng được yêu cầu của thực
tiễn tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; đã giải quyết cơ bản
được các vướng mắc, bất cập trong hoạt động khoa học và công nghệphục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II. Thực hiện pháp luật về khoa học và công nghệ
Kết quả thực hiện chính sách, pháp
luật về phát triển khoa
học và công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, giai đoạn 2005- 2015 theo Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ thì hành lang pháp lý về khoa học và công nghệ nước ta đã cơ bản được hoàn
thiện với nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Về cơ bản, chất lượng
văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khoa học và công nghệđã được nâng cao, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống
nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, nhiều quy định mới mang tính
đột phá giúp khoa học, công nghệ gắn kết hơn, phục vụ trực tiếp cho phát triển
kinh tế- xã hội.
Theo thống kê
của Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện cả nước có 167.746 người tham gia hoạt động
nghiên cứu và phát triển. Trong đó, lượng người tham gia hoạt động nghiên cứu
và phát triển trong khu vực nhà nước là 141.084 người (chiếm 84,1%), khu vực
ngoài nhà nước: 23.183 người (13,8%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: 3.479
người (2,1%). Đặc biệt, số lượng có trình độ tiến sỹ: 14.376 người, thạc sỹ:
51.128 người, đại học: 60.719 người…
Đầu tư cho khoa học và công nghệ từ phía Nhà nước và
khu vực ngoài nhà nước cũng được đảm bảo hoặc không ngừng tăng lên. Giai đoạn 2016-2018, chi ngân sách nhà nước cho khoa
học và công nghệđược bảo đảm ở mức 2% tổng chi
ngân sách nhà nước. Cơ cấu kinh phí đầu tư phát triển/kinh phí sự nghiệp khoa
học và công nghệtiếp tục được bảo đảm theo tỷ lệ
40/60. Nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước dành riêng cho nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ liên tục tăng. Năm 2016, tổng kinh phí
dành cho hoạt động khoa học và công nghệđạt 33.905 tỷ đồng, bao gồm ngân sách
nhà nước 17.730 tỷ đồng, tổng kinh phí từ doanh nghiệp chi cho nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ là 16.175 tỷ đồng. Về cơ cấu chi cho khoa học và
công nghệ, ngân sách nhà nước chiếm 52%, nguồn từ doanh nghiệp đã tăng lên 48%.
Sự dịch chuyển tỉ lệ đầu tư từ nguồn kinh phí ngoài nhà nước theo hướng tích
cực này là biểu hiện cho thấy doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn tới khoa học
và công nghệ. Trong nhóm doanh nghiệp tích cực đầu tư cho khoa học và công nghệcó
những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên lĩnh vực công nghệ như: Tập đoàn
Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Công ty cô
phần FPT. Đây là tín hiệu đáng mừng khi các doanh nghiệp lớn đã quan tâm đầu tư
cho khoa học và công nghệbởi đây là nên tảng để phát triển doanh nghiệp lớn
mạnh, bền vững, đồng thời cũng cho thấy hiệu quả trong tăng cường xã hội hóa
trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,
Kết quả thực hiện Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013
cho thấy: tính đến ngày 31.12.2017, có 640 tổ chức khoa học và công nghệlà đơn
vị sự nghiệp. Về cơ bản, các tổ chức này đã được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt đề án thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nhiều tổ chức đã thực
hiện thành công cơ chế tự chủ với doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm và thu
nhập của cán bộ gấp nhiều lần lương ngạch bậc. Cả nước có 3.590 tổ chức đăng ký
hoạt động khoa học và công nghệ, trong đó có 1.629 tổ chức công lập và 1.961 tổ
chức ngoài công lập. Báo cáo từ Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho thấy, cả nước
hiện có 303 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công
nghệ, 43 tổ chức được cấp giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao. Ngoài ra, có
khoảng 2.000 doanh nghiệp đạt điều kiện doanh nghiệp khoa học và công nghệtrong
các lĩnh vực: công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm, doanh nghiệp trong các
khu công nghệ cao, doanh nghiệp sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích chưa tiến
hành đăng ký để cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Năm
2016, tổng doanh thu của các doanh nghiệp khoa học và công nghệđạt 14.402 tỷ
đồng, tăng 16,32% so với năm 2015; tổng lợi nhuận sau thuế đạt 1.290 tỷ đồng,
tăng 2,35%, trong đó, 32 doanh nghiệp có doanh thu trên 100 tỷ đồng. Các doanh
nghiệp này đã giải quyết được hơn 16.600 việc làm.
Đội ngũ nhân lực và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực khoa học và công nghệtăng nhanh là nhân tố quan trọng giúp hoạt động khoa
học và công nghệthời gian qua khởi sắc hơn. Cụ thể, số công trình của Việt Nam
được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế ISI tăng khoảng 20%/năm. Còn theo
báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2017 của Tổ chức Sở hữu trí
tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam xếp hạng 47/127 quốc gia và nền kinh tế, vượt 12
bậc so với năm 2016. Bên cạnh đó, khoa học cơ bản của Việt Nam đạt được vị trí
trong top đầu của các nước ASEAN.
Một số thành tựu khoa học và công nghệdo đội ngũ các
nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế
- xã hội tại Việt Nam thời gian qua như: thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí thuỷ
công cho nhà máy thủy điện công suất lớn; chế tạo giàn khoan dầu tự nâng ở độ
sâu 90 m nước; công nghệ khai thác dầu trong đá móng; sản xuất thành công máy
biến áp 500 kV… làm chủ quy trình ghép tạng, nghiên cứu và sản xuất thành công
vắc-xin.Năm 2017, xếp hạng chỉ số đổi mới sáng
tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam đã tăng 12 bậc, từ vị trí 59/128 lên vị trí
47/127 nước và nền kinh tế, dẫn đầu nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình
thấp.
Mới đây đầu năm 2018, Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam - Hàn Quốc (V-KIST) được thành lập theo mô hình Viện KIST của Hàn Quốc, trụ
sở V-KIST đã được động thổ tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) với sự chứng
kiến của lãnh đạo cấp cao hai nước, V-KIST được kỳ vọng trở thành nhà cung cấp
công nghệ hàng đầu cho doanh nghiệp Việt Nam với việc hình thành và phát triển
đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ có trình độ, năng lực cao. Theo
đó, Viện V-KIST được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù bảo đảm khuyến khích nhà
khoa học trình độ cao là người nước ngoài, người Việt Nam trong và ngoài nước
tham gia hoạt động khoa học. Ngoài chế độ lương cao, mỗi nhà khoa học tại
V-KIST sẽ được tạo điều kiện tốt nhất để tự do thực hiện công việc nghiên cứu,
đưa nhanh thành tựu khoa học kỹ thuật vào cuộc sống.
III. Hạn chế, vướng mắc
- Về hệ thống văn bản pháp luật về khoa
học và công nghệ: hệ thống văn bản
pháp luật về khoa học và công nghệcòn cồng kềnh, phức tạp. Hiện chúng ta có 1
Nghị quyết Trung ương về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, 8 đạo luật, 30 Quyết định trong lĩnh vực
khoa học, công nghệ, 39 Nghị định, Nghị quyết để quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành, 231 Thông tư, Thông tư liên tịch, hơn 4.000 văn bản.
Hệ thống văn bản này lại được liên tục được bổ sung, sửa đổi nhưng chưa theo hệ
thống cho nên việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, nhất là tại các địa phương,
các đơn vị, cơ sở. Một hạn chế khác cũng được chỉ ra là các chính sách, pháp
luật về khoa học và công nghệchưa xác định được các hướng ưu tiên phù hợp để
tạo ra những đột phá mà Việt Nam có lợi thế để hình thành các lĩnh vực
khoa học, công nghệ mũi nhọn có đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới.
Các quy định và thủ tục thanh toán kinh phí trong quá
trình thực hiện nhiệm vụkhoa học và công nghệcòn rườm rà và phức tạp, chưa được
điều chỉnh kịp thời; định mức chi chưa phù hợp, đặc biệt trong lĩnh vực
khoa học xã hội; thủ tục hành chính trong xem xét, phê duyệt, triển khai thực
hiện và nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệcòn phức tạp…dẫn đến việc trên
thực tế, thời gian mà Ban chủ nhiệm đề tài hay chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệphải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính, tài chính khá
nhiều, thời gian dành để nghiên cứu, làm sâu thêm những nội dung nghiên cứu của
nhiệm vụ khoa học và công nghệbị hạn hẹp đi rất nhiều.
Công tác phối hợp ban hành văn bản và theo dõi, tổng
hợp, hướng dẫn thực hiện ở một số Bộ, ngành và địa phương chưa chặt chẽ, nhất
là về đầu tư phát triển cho khoa học và công nghệ(giữa Bộ Khoa học và Công nghệ
với Bộ Khoa học và Đào tạo trong hướng dẫn các địa phương về chi đầu tư phát
triển, chưa thống nhất về tiêu chí chi đầu tư phát triển, tổng hợp kinh phí đầu
tư phát triển...).
Bên cạnh đó, còn có sự thiếu đồng bộ giữa các quy định
của pháp luật hiện hành với văn bản trong lĩnh vực khoa học và công nghệ(Luật
Ngân sách nhà nước, Luật đất đai, các luật về thuế, Luật công chức, ...); chính
sách và cơ chế khuyến khích nguồn đầu tư xã hội, đặc biệt từ khu vực doanh
nghiệp. Một số quy định của các văn bản pháp luật chưa có quy định đặc thù cho khoa
học và công nghệ(Luật Ngân sách nhà nước, Luật đầu tư, Luật đấu thầu,...), chưa
thực sự tạo điều kiện để phát triển khoa học và công nghệ(chính sách thuế đối
với hoạt động khoa học và công nghệcủa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước).
- Việc thực
hiện chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ: kết quả thực hiện chưa gắn liền với hiệu quả, mục tiêu đặt ra. Theo Báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nhiều khu công nghệ cao, khu nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, hệ thống phòng thí
nghiệm trọng điểm quốc gia...Cho đến nay, cả nước có 3 khu công nghệ cao quốc
gia đa ngành, quy mô lớn tại TP. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng; 13 khu
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 17
phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Kết quả giám sát của Ủy ban thường vụ
Quốc Hội cho thấy, hoạt động thu hút đầu tư và phát triển tiềm lực khoa học,
công nghệ tại các công trình này còn gặp nhiều khó khăn do hạ tầng kỹ thuật
công nghệ còn rất hạn chế, cơ chế chính sách thu hút đầu tư chưa thực sự nổi
trội… nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong công nghiệp, nông nghiệp… mặc
dù nghiệm thu có kết quả nhưng lại không hoạt động hiệu quả, nhiều sản phẩm
nghiên cứu khoa học, công nghệ không thể thương mại hóa, ứng dụng rộng rãi
trong cuộc sống.
Theo kết quả điều tra năm 2014, cả nước có 12.261 tiến
sĩ, 45.222 thạc sĩ, 66.684 người có trình độ đại học, 4.828 có trình độ cao
đẳng trong lĩnh vực hoạt động khoa học, công nghệ.
Hiện nay chúng ta có: 14.376 tiến sỹ, 51.128 thạc sỹ 60.719 người có bằng đại
học: ….
Mặc dù nguồn nhân lực khoa học, công nghệ tuy gia tăng về số lượng, nhưng thiếu
các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư có trình độ cao và đủ năng lực
chủ trì các nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng quy mô quốc gia và quốc tế. Số đông
các nhà khoa học trình độ cao đã hoặc sắp đến tuổi nghỉ hưu. Tình trạng hẫng
hụt về thế hệ các viện nghiên cứu, trường đại học đang tiếp tục gia tăng. Tình
trạng học sinh giỏi có tiềm năng không muốn theo học các ngành khoa học cơ bản,
khoa học xã hội nhân văn, thiếu sinh viên giỏi để đào tạo thành các nhà khoa
học tài năng trong tương lai…
Bên cạnh đó, việc thông tin, tuyên truyền văn bản mới
trong lĩnh vực khoa học và công nghệchưa được tổ chức kịp thời, thường xuyên,
sâu rộng tới các đối tượng thực hiện nên còn có những tổ chức, cá nhân còn chưa
quán triệt được đầy đủ nội dung của các quy định đã ban hành.
IV. Những cơ hội và thách thức với
Việt Nam trong thực hiện Hiến Pháp 2013 về khoa
học và công nghệhiện nay.
1. Về cơ hội
- Chúng ta đang phát triển nền kinh
tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế với nhiều cơ hội và
thách thức. Hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa giúp khoa học và công
nghệViệt Nam từng bước hội nhập, giao
lưu với nền khoa
học và công nghệcủa thế giới, Việt Nam có nhiều cơ
hội để học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm cũng như những thành tựu khoa học và công
nghệthế giới phục vụ cho mục tiêu phát
triển của đất nước. Thời gian qua, hoạt động chuyển giao các dây chuyền công
nghệ, khoa học tiên tiến của thế giới vào từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể ở
Việt Nam được thực hiện mạnh mẽ đã tạo cơ sở để thúc đẩy phát triển các ngành
công nghiệp Việt Nam như: công nghệ sản xuất ô tô (nhà máy ô tô Trường Hải tiếp
nhận dây chuyền chuyển giao của Hyundai về sản xuất ô tô), công nghệ sản xuất
thiết bị di động cầm tay, chip và các sản phẩm viễn thông (Samsung Việt Nam),
các công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao (Công nghệ tưới
nhỏ giọt theo tiêu chuẩn Israel), công nghệ chế biến, sản xuất sữa sạch chủ yếu
dựa vào Robot của Vinamilk, công nghệ xây dựng cầu đường của Nhật Bản và đặc
biệt công nghệ thông tin, mạng viễn thông trong các ngành dịch vụ tài chính,
ngân hàng, viễn thông…. những chuyển biến tích cực này đã góp phần đưa các
ngành Việt Nam từng bước tiếp cận và đạt đến trình độ của thế giới.
Trước làn sóng cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 như hiện nay, nền khoa học và công nghệViệt
Nam có thêm những cơ hội để có thể tranh thủ thúc đẩy sự phát triển khoa học và công
nghệcủa Việt Nam. Cụ thể là:
- Việt Nam hiện nay chưa có một nền khoa học và công
nghệphát triển, trình độ phát triển khoa học và công
nghệcòn nhiều lạc hậu, yếu kém, chưa bắt
kịp với trình độ quốc tế. Do vậy, cách
mạng 4.0 sẽ mang lại lợi thế cho những nước đi sau như Việt Nam có thể đi tắt
đón đầu để bứt phá nhanh chóng, vượt qua các quốc gia khác cho dù xuất phát sau
so với các nước phát triển do không bị hạn chế bởi quy mô cồng kềnh, quán tính
lớn;
- Cách mạng 4.0 sẽ tạo ra nhiều
thành tựu mới và việc ứng dụng những thành tựu công nghệ mới đó sẽ giúp thúc
đẩy năng suất lao động, chuyển dần từ lao động thủ công sang lao động công
nghiệp giúp giải phóng sức lao động con người đồng thời tạo khả năng nâng cao
thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân;
Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa
cùng với cách mạng 4.0 sẽ là cơ hội thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào
lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự đầu tư của các nước tiên tiến có
nền khoa học và công nghệphát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo. Sự
tham gia liên doanh, liên kết trong hoạt động khoa học và công nghệvới các đối
tác nước ngoài giúp cho các nhà khoa học và công nghệ Việt Nam có cơ hội tiếp cận
với khoa học và công nghệcao mà qua đó từng bước thu hẹp khoảng cách về kiến thức,
kỹ năng nghiên cứu phát triển cũng như nâng cao năng lực sáng tạo khoa học-công
nghệ của cá nhân và nền khoa học và công nghệ trong nước. Cùng với hợp tác
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển khoa học và công nghệ, các
chương trình hợp tác đào tạo nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao
cũng là cơ hội tốt để một mặt, thu hút nhân tài khoa học và công nghệthế giới,
tận dụng trí tuệ của họ vào phát triển khoa học và công nghệViệt Nam, một mặt tạo
cơ hội để đào tạo nhân tài khoa học và công nghệViệt Nam nâng cao năng lực,
trình độ chuyên môn cũng như khả năng tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng những
thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới. Việc thành lập Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST) đầu năm 2018 là dấu hiệu
tích cực cho hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực khoa học và
công nghệViệt Nam trong thời gian tới.
2. Những khó khăn và thách
thức:
- Thách thức khách quan:
Toàn cầu hóa tạo ra sự cạnh tranh mãnh mẽ thậm chí là
khốc liệt đối với các doanh nghiệp nói riêng và nền khoa học và công nghệViệt
Nam nói chung. Toàn cầu hóa cùng với cách mạng 4.0 sẽ là cơ hội cho sự xuất
hiện ồ ạt của các sản phẩm khoa học và công nghệcủa nước ngoài đặc biệt là của
các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Châu Âu. Sự xâm nhập mạnh
mẽ đó sẽ khiến cho nền khoa học và công nghệViệt Nam nói chung và doanh nghiệp
Việt nói riêng bị cạnh tranh gay gắt thậm chí là đứng trước nguy cơ sống còn.
Sự chênh lệch về trình độ phát triển khoa học và công nghệquá lớn trong một sân
chơi có sự cạnh tranh gay gắt khiến cho sự thua thiệt và yếu thế luôn nằm về
phía các nhà khoa học và công nghệViệt Nam. Thời gian qua, những ngành công
nghiệp chủ đạo của Việt Nam đã đối mặt với những thách thức đó như ngành công
nghiệp ô tô đối mặt với thực tế ô tô giá rẻ của ấn độ, Hàn Quốc đã xâm nhập thị
trường Việt Nam gây khó khăn không nhỏ cho Doanh nghiệp Việt. Thậm chí,
Indonesia, Campuchia đã sản xuất được ô tô giá rẻ hơn rất nhiều đối với ô tô
lắp ráp ở Việt Nam. Hay như ngành nông nghiệp Việt Nam, xuất phát từ một nền
nông nghiệp nhiệt đới với nhiều ưu thế nhưng cho đến hiện tại Việt Nam chưa
phát huy được ưu thế của mình để cạnh tranh trên thị trường. Các sản phẩm nông
nghiệp, thủy hải sản của Việt Nam chưa có thương hiệu, phần lớn là sản xuất thủ
công, hàm lượng khoa học và công nghệtrong sản phẩm chưa cao nên sức cạnh tranh
yếu nên chưa có thị trường đầu ra ổn định như ngành công nghiệp chế biến ca
Tra, cá Basa xuất khẩu đi Châu âu, Mỹ. Bản thân thị trường trong nước chịu sự
cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp nước ngoài như Gạo của Thái Lan, trái cây
Thái Lan, bánh kẹo của Indonesia, Thái Lan, Malaysia… Thực tế này là một thách
thức rất lớn của không chỉ riêng ngành khoa học và công nghệ.
- Thách thức chủ quan:
+ Hiện trạng thể chế: những hạn chế, bất cập của hệ
thống pháp luật điều chỉnh hoạt động khoa học và công nghệcòn chậm được bổ
sung, hoàn thiện. Việc thể chế hóa những quy định của Hiến pháp 2013 về còn
chưa được đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản pháp luật khiến cho quá trình
thực hiện gặp nhiều khó khăn.
+ Hiện trạng nền khoa học và công nghệ: với nền tảng
là một nền công nghiệp trình độ thấp, các sản phẩm khoa học và công nghệViệt
Namphần lớn vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu, tỉ lệ sử dụng công nghệ và
lao động thủ công còn chiếm hàm lượng lớn. Việc đổi mới công nghệ so với mặt
bằng chung vẫn còn chậm, hiệu quả kém. Việc đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới
công nghệ bị hạn chế, kết quả là các sản phẩm khoa học và công nghệvẫn bị tụt
hậu so với thế giới, làm giảm năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hệ
thống quản lý cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao đi kèm còn thiếu và yếu.
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệViệt Nam đến 2020 đã đặt ra yêu cầu
tốc độ đổi mới công nghệ phải đạt 15-20% mỗi năm, nghĩa là sau khoảng 5 năm các
doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới được một thế hệ công nghệ. Thực tế, đây là
con số quá cao nhưng mặt khác cũng lại được coi là quá thấp đối với khoa học và
công nghệ Việt Nam.
+ Đầu tư cho khoa học và công nghệ: Đầu tư để phát
triển khoa học và công nghệtuy đã có nhiều chuyển biến, được chú trọng nhưng
mới chỉ đạt 2% tổng chi ngân sách nhà nước như Luật Khoa học và Công nghệ quy
định thực tế là một con số quá thấp so với nhu cầu của hoạt động khoa học và
công nghệ. Các nước tiên tiến đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ,
đặc biệt là nghiên cứu các sản phẩm khoa học ứng dụng luôn đạt từ 3 - 5% ngân
sách. Rõ ràng sự chênh lệch về vốn đầu tư cho KH&CN cũng đã là một thách thức
lớn cho nền khoa học và công nghệViệt Nam.
Cơ chế ưu đãi, đãi ngộ và vinh danh tổ chức, cá nhân
làm khoa học và công nghệcòn nhiều hạn chế, yếu kém. Mặc dù đã được Luật quy
định nhưng quá trình thực hiện trên thực tế còn chưa phát huy hiệu quả, chưa
thực sự khuyến khích sự say mê nghiên cứu đối với đội ngũ làm công tác khoa học
và công nghệ, số lượng người làm khoa học có thể sống được bằng chính hoạt động
khoa học và công nghệcòn rất hạn chế.
+ Cơ chế để khuyến khích, phát huy tinh thần sáng tạo
khoa học còn chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế là có rất nhiều những phát
minh, sáng chế của các cá nhân trong xã hội chưa được quan tâm để vinh danh,
ứng dụng như: phát minh về máy phun thuốc tầm cao” cho cây trồng của ông Mai
Văn Cúc (Bình Phước); ông Bùi Hiển (60 tuổi, ở tỉnh Bình Dương) làm máy bay
trực thăng, anh thợ cơ khí Nguyễn Văn Thắng (ở quận Long Biên, Hà Nội) cũng chế
tạo máy bay trực thăng nhưng bị cấm, bắt viết cam kết không được chế tạo máy
bay nữa, ông Nguyễn Quốc Hòa - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Cơ khí Quốc
Hòa ở tỉnh Thái Bình sáng chế tàu ngầm Trường Sa với mục đích bảo vệ chủ quyền
biển đảo, đánh bắt hải sản và du lịch; ông Nguyễn Tấn Biền (62 tuổi, xã Ninh
Tân, Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã làm ra máy tách vỏ đậu xanh với công suất bóc
100 - 120 kg hạt mỗi giờ; ông Lê Văn Trung (ở Bình Tân, Vĩnh Long)
đã lai tạo thành công giống đậu bắp xanh cho năng suất cao, kháng bệnh tốt.
Thực thế là những sáng chế này đều gặp khó khăn trong việc thử nghiệm và sản
xuất. Còn rất nhiều gương các "lão nông” dù chỉ học chưa hết cấp 1, cấp
2... không được đào tạo bài bản, không có học hàm, học vị, không làm việc trong
bất cứ cơ quan nghiên cứu chuyên ngành nào nhưng vẫn có những sáng chế độc đáo
giúp tăng năng suất lao động, giảm giờ làm, tạo hiệu quả về trong sản xuất kinh
doanh. Việc xây dựng cơ chế để hỗ trợ cho những nhà sáng chế không chuyên giúp
họ có điều kiện nghiên cứu, chế tạo, nhất là đưa sáng chế của mình vào thực
tiễn là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam hiện nay.
+ Nguồn nhân lực làm công tác khoa học và công nghệ: đội
ngũ nhân lực làm công tác khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học đầu ngành còn
thiếu và yếu, thiếu các trung tâm khoa học lớn; hiệu quả sử dụng các phòng thí
nghiệm trọng điểm quốc gia và kết quả hoạt động của các khu công nghệ cao còn
thấp. Thiếu cơ chế quản lý khoa học nhất là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm,
trọng dụng, đãi ngộ nhân tài còn nhiều hạn chế. Việc nâng cao số lượng và chất
lượng đội ngũ hoạt động khoa học và công nghệkhông thể thực hiện trong thời
gian ngắn mà đòi hỏi nhiều thời gian và tâm sức cũng là những thách thức không
nhỏ cho việc phát triển nền khoa học và công nghệnước nhà.
TS.
Phạm Thị Huệ
Trưởng
phòng Tổng hợp - Quản trị,
Viện
Chiến lược và Khoa học Thanh tra