• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ấn phẩm
  • Thư viện
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Mail
  • Sitemap
  • TIN TỨC
  • NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
  • QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
  • ĐỐI THOẠI PCTN
  • ĐỀ TÀI KHOA HỌC
  • DỰ THẢO
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • ENGLISH
Toạ đàm khoa học “Chính phủ trong công cuộc kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam” Tọa đàm khoa học “Đổi mới tư duy nghiên cứu và đào tạo Luật học ở Việt Nam hiện nay” Hội thảo khoa học triển khai đề tài cấp cơ sở 2023: “Tiếp nhận, xử lý phản ánh của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực của cơ quan hành chính nhà nước” Hội thảo khoa học triển khai đề tài cấp cơ sở 2023: “Xử lý đơn thư vượt cấp, chuyển tiếp, kéo dài” Hội thảo định hướng nội dung nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ “Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng” Tọa đàm khoa học “Xã hội trong công cuộc kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam”
 
Tọa đàm sinh hoạt khoa học “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII”    
Cập nhật: 25/02/2023 10:05
Xem lịch sử tin bài

Ngày 24/2/2023, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CLKHTT) tổ chức Tọa đàm sinh hoạt khoa học: “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (NQ 27/TW). Tham dự Tọa đàm có đại diện Ban Nội chính Trung ương, đại diện Khoa Luật Đại học Quốc gia Đại học Luật, đại diện Bộ Tư pháp, đại diện một số Cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và toàn thể viên chức Viện CLKHTT. Chủ trì Tọa đàm TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện CLKHTT, TTCP.

Tọa đàm sinh hoạt khoa học “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII”

Qua hơn 35 năm đổi mối và hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991, bổ sung, phát triển năm 2011), công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Hệ thống pháp luật đã được hoàn thiện một bước cơ  bản, vai trò của pháp luật và việc thực thi pháp luật được chú trọng trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước và xã hội. Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ngày càng rõ hơn và có chuyển biến tích cực. Bộ  máy nhà nước từng bước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. 

 

Tuy nhiên, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn còn những hạn chế, bất cập, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, quản lý và bảo vệ đất nước trong tình hình mới. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập đó chính là việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vấn đề lớn, phức tạp và lâu dài. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, hoàn thiện lý luận chưa được quan tâm đúng mức. Quyết tâm chính trị, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. 

 

TS. Nguyễn Quốc Văn, chủ trì Tọa đàm đánh giá, đây là một sự kiện chính trị mang tầm cao mới. Lãnh đạo Viện CLKHTT tổ chức cuộc Tọa đàm này để chúng ta ý thức, hiểu sâu hơn, nhận thức một cách thấu đáo về quan điểm, mục tiêu cũng như lộ trình thực hiện NQ 27/TW. Lãnh đạo Viện CLKHTT xác định rõ trách nhiệm của người làm nghiên cứu, để từ đó vận dụng bám sát trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược của ngành Thanh tra (về quyền con người, dân chủ, kiểm soát quyền lực …)

 

 

Tại Tọa đàm, PGS. TS Vũ Công Giao, Giám đôc Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Đại học Luật, chia sẻ tham luận với chuyên đề: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Theo đó, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một dạng nhà nước pháp quyền trên Thế giới, trong đó ngoài những đặc điểm phổ quát của mọi Nhà nước pháp quyền (như thượng tôn pháp luật…) còn có những đặc điểm riêng gắn bó với chế độ chính trị XHCN (như chỉ có một đảng chính trị là Đảng cộng sản Việt Nam). Do vậy, tinh thần của Nghị quyết là duy trì, làm tốt Hiến pháp. Nếu chúng ta chỉ nói lý thuyết, sẽ khó thực hiện trong thực tiễn. Một ý mới đó là để chống tham nhũng cần một môi trường trong sạch về mặt pháp luật, cơ chế, chính sách. 

 

 

Theo TS. Nguyễn Cảnh Lam, Vụ trưởng Vụ Cải cách tư pháp, Ban Nội chính Trung ương, NQ 27/TW là thành quả nghiên cứu của 3 nhóm: các nhà chính trị, các nhà hoạt động thực tiễn và các nhà khoa học. Đ/c Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo. Bộ Chính trị đã dành một phiên thảo luận. Trung ương dành một buổi thảo luận theo tổ, một buổi làm việc toàn thể và có 151 lượt ý kiến phát biểu. 

 

Mục tiêu tổng quát của NQ 27/TW là: Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.

 

Với 5 mục tiêu cụ thể đề ra đến năm 2030, NQ 27/TW đặt trọng tâm vào: 

 

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật.

 

- Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước đi đôi với nâng cao năng lực thực thi; xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

 

- Ðẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

 

 

Tại Tọa đàm các đại biểu cũng thảo luận, chia sẻ, đặt câu hỏi. Các thảo luận tập trung vào những nội dung: Những nguy cơ, thách thức trong và ngoài nước liên quan đến tham nhũng, lãng phí, biến động chính trị, khoa học công nghệ 4.0; vai trò của cơ quan tư pháp trong kiểm soát quyền lực; các giải pháp về hoàn thiện các thiết chế kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng. 

 

TS. Nguyễn Quốc Văn phát biểu cảm ơn các đại biểu đã tham dự, chia sẻ và kết thúc  Tọa đàm ./.

 

Tin: Nguyễn Tuyết
                                                                                         Ảnh: Hữu Thắng

Về trang trước Bản in Gửi email Lên đầu trang

Các tin đã đọc
Toạ đàm khoa học “Chính phủ trong công cuộc kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam” - (03/06/2023 10:30) Tọa đàm khoa học “Đổi mới tư duy nghiên cứu và đào tạo Luật học ở Việt Nam hiện nay” - (02/06/2023 09:46) Hội thảo khoa học triển khai đề tài cấp cơ sở 2023: “Tiếp nhận, xử lý phản ánh của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực của cơ quan hành chính nhà nước” - (26/05/2023 09:40) Hội thảo khoa học triển khai đề tài cấp cơ sở 2023: “Xử lý đơn thư vượt cấp, chuyển tiếp, kéo dài” - (26/05/2023 09:15) Hội thảo định hướng nội dung nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ “Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng” - (25/05/2023 09:12) Tọa đàm khoa học “Xã hội trong công cuộc kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam” - (20/05/2023 09:10) Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo “Đạo đức liêm chính - động lực phát triển bền vững sự nghiệp Thanh tra” - (19/05/2023 08:40) Hội thảo khoa học “Những vấn đề chung về giám sát cộng đồng đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng ngân sách nhà nước” - (13/05/2023 09:50) Tọa đàm khoa học “Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng” - (28/04/2023 09:23) Hội thảo khoa học “Thực trạng kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” - (31/03/2023 09:15) Tọa đàm sinh hoạt khoa học “Thực tiễn và kinh nghiệm trong công tác thanh tra” - (30/03/2023 08:50)
  • Trang chủ
  • Sitemap
  • Liên hệ
  • Trợ giúp

Lên đầu trang

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ KHOA HỌC THANH TRA
Giấy phép số: 149/GP-TTĐT, cấp ngày 13/08/2019
Người chịu trách nhiệm: TS. Nguyễn Quốc Văn - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra
Địa chỉ: 17 Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội;
Điện thoại: 024.37470457; Fax: 024.37470458
Tổng số lượt truy cập

2982788

Membership Thành viên:
Latest New User Latest: nguyen sigiao
Hôm nay Hôm nay: 0
Hôm qua Hôm qua: 0
User Count Overall: 6
People Online People Online:
Online Online: 22
Members Thành viên: 0
Tổng cộng Tổng số: 22
Tổng cộng
Online Now Online: